Cầu sông Hàn
Cầu sông Hàn được xây năm 1998 là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam. Đây là cây cầu được xây dựng dựa vào chính số tiền của người dân quyên góp. Chính vì thế cầu cầu sông Hàn được xem như biểu tượng của Đà Nẵng. Điều đặc biệt là cứ tối cuối tuần lúc 23h chiếc cầu này sẽ quay quanh sông Hàn. Với vẻ đẹp ấy sông Hàn đã đi vào thơ ca, âm nhạc và hội họa. Không biết tự bao giờ sông Hàn như máu thịt của người dân nơi đây. Việc đi dạo trên chiếc cầu này là một điều tuyệt vời vào buổi tối.
Bạn có thể tận mắt nhìn thấy màu sắc của chiếc cầu thay đổi liên tục. Bạn có thể tận hưởng không khí trong lành hòa quyện với hơi gió từ lòng sông. Đây quả là một trải nghiệm tuyệt vời cho người dân cũng như khách du lịch. Hằng năm số lượng khách tham quan cầu liên tục tăng. Không chỉ khách du lịch nội địa mà khách quốc tế cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp của sông Hàn.
Cầu Rồng
Cầu Rồng xây dựng năm 2013 với hình dáng giống một con Rồng. Được mệnh danh là con rồng thép lớn nhất thế giới và là địa điểm vui chơi buổi tối ở Đà Nẵng tuyệt vời, cầu Rồng được bắc trên sông Hàn với chiều dài 666m. Cây cầu được xem là biểu tượng của thành phố Đà Nẵng với hình tượng là một con rồng có thể phun nước và lửa.
Việc xây dựng một cây cầu mang hình dáng của con Rồng như biểu tượng của một Đà Nẵng ngày càng lớn mạnh vươn ra thế giới. Một con Rồng đang ngày đêm thay mình để hội nhập và phát triển. Việc xây dựng cây cầu tuyệt vời này đã thu hút được khách du lịch từ mọi miền đất nước về đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ ấy. Cầu Rồng đã và đang là điểm đến tuyệt vời cho tất cả bạn bè toàn thế giới.
Cứ vào 21h tối thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ lớn, cầu Rồng sẽ trình diễn màn phun nước và lửa cực kỳ độc đáo mang đến vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ thú cho người dân cho du khách thăm quan nơi này.
Cầu Trần Thị Lý
Một trong những cây cầu không thể không kể đến là cầu Trần Thị Lý. Một cây cầu với thiết kế theo phong cách châu Âu. Đây cũng là một trong những cây cầu bắt qua sông Hàn. Cầu được xây dựng năm 2009 nhưng mãi đến 2013 mới khánh thành. Cầu Trần Thị Lý là cây cầu hiện đại với kiến trúc và kết cấu độc đáo khi sử dụng hệ dây văng 3 chiều kết hợp. Chiếc cầu được xây dựng dựa trên ý nghĩ như là cánh buồm căng gió vươn khơi xa.
Không chỉ với người dân Đà Nẵng mà với du khách khi đến đây có dịp ngắm cầu Trần Thị Lý đều không khỏi xúc động bởi sự đồ sộ lẫn nét nghệ thuật của nó. Cánh buồm căng gió không chỉ mang theo khát vọng vươn lên của người Đà Nẵng mà còn là niềm tự hào về sự lao động và sáng tạo của người dân nơi đây.
Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng. Cây cầu được xây dựng năm 2003. Cầu được thiết kế hiện đại độc đáo nên dù nhìn cây cầu từ góc độ nào thì cũng đẹp hoàn mỹ. Đây được xem là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Thuận Phước không chỉ giúp người dân đi lại dễ dàng hơn mà còn kết nối giao thương giữa các quận. Việc xây dựng cầu đã góp phần phát triển kinh tế và du lịch cho thành phố đồng thời tạo nên nét riêng cho thành phố với những kiến trúc mới lạ, ý tưởng thiết kế độc đáo.
Cầu Thuận Phước sừng sững nơi đầu biển cuối sông lại quyến rũ người dân bởi vẻ đẹp sang trọng với những ánh đèn lung linh giữa vùng sông nước bao la. Chiếc cầu ấy vẫn âm thầm là dải lụa nối đôi bờ sông Hàn và tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho thành phố.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Về kiến trúc, cây cầu này được thiết kế với 14 nhịp giàn thép Poni với độ dài hơn 500 mét, khổ cầu 10,5 mét, diện tích dành cho xe chạy rộng khoảng 8,5m, hai bên không có lề dành cho người đi bộ. Cầu Nguyễn Văn Trỗi ở Đà Nẵng đã trải qua hai lần trùng tu năm 1978 và 1996. Đến nay, cây cầu này được xem là một kỷ vật của thành phố, và nó đã và đang góp phần phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh với rất nhiều cây cầu mới và hiện đại, cầu Nguyễn Văn Trỗi vẫn luôn tạo cho mình một sức hút riêng, vô cùng độc đáo. Không có không khí nhộn nhịp người xe qua lại như cầu Trần Thị Lý kế bên, hay vẻ ngoài hòa nhoáng, bắt mắt như cầu Rồng nhưng nơi đây lại đem đến cho bạn một vẻ yên bình, sâu lắng giữa một thành phố trẻ nhộn nhịp, năng động. Không những thế, cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi đang dần trở thành điểm chụp hình yêu thích của những nhiếp ảnh gia, những người yêu chụp hình, đặc biệt là các bạn trẻ muốn có cho mình những tấm hình độc đáo.
Luôn nằm trong danh sách những địa điểm vui chơi có tiếng trong thành phố, cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ là điểm đến tham quan hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi tới Đà Nẵng. Ngoài việc tận hưởng cảm giác bình yên, tới đây bạn sẽ có vô vàn những bức ảnh độc đáo để lưu lại làm kỷ niệm cho riêng mình.
Cầu Tuyên Sơn
Cầu Tuyên Sơn cũng là một trong những cây cầu lâu đời của Đà Nẵng được xây năm 2002. Việc đưa vào sử dụng cây cầu đã góp phần to lớn trong việc di chuyển của người dân qua cầu sông Hàn. Đồng thời cây cầu cũng được xếp vào những điểm du lịch thu hút của Đà Nẵng. Khách du lịch cũng nên tham quan một lần để tận mắt tận hưởng vẻ đẹp kì vĩ ấy.
Cầu Tiên Sơn (hay cầu Tuyên Sơn) là điểm nối quan trọng giúp cảng biển Đà Nẵng – một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam – trở nên sầm uất. Với sức chịu lực cao, cầu Tiên Sơn trở thành điểm trung chuyển của hàng triệu tấn hàng hóa sang các nước bạn Lào, Campuchia… qua hành lang kinh tế Đông Tây.
Cầu Vàng – Cầu Bàn Tay Đà Nẵng
Nằm ở độ cao 1.400m, dài 150m, gồm có 8 nhịp (nhịp dài nhất 21,2m) – Cầu cổng vàng hiện tại đang làm bấn loạn du khách kể từ khi mở cửa vào 6/2018 bởi vẻ đẹp, sự độc đáo trong thiết kế, lại nằm tại vị trí có phong cảnh hết sức tuyệt vời. Cầu cổng vàng tọa lạc tại khuôn viên khu du lịch Bà Nà Hills, đứng từ trên cầu du khách có thể chiêm ngưỡng phong cảnh núi rừng, biển cả cùng toàn bộ thành phố Đà Nẵng dưới ánh nắng vàng hết sức mê hoặc.
Trong khu du lịch Bà Nà Hills thì cây cầu thực hiện nhiệm vụ kết nối hai nhà ga Marseille và Bordeaux để đưa du khách thăm vườn hoa từ khu vực làng Pháp hoặc chân núi. Cây cầu cũng được đánh giá là ấn tượng không hề kém cạnh gì cầu treo Langkawi sky tại Maylaysia – một trong những cây cầu được bình chọn là có thiết kế ấn tượng nhất trên thế giới.
Cầu ngã ba Huế
Sau 18 tháng thi công kể từ, ngày 29/03/2015 cây cầu được khánh thành nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/03/1975 – 29/03/2015). Cầu vượt có hệ thống 3 tầng được cho là có quy mô lớn nhất Việt Nam lúc này đã đi vào hoạt động, chấm dứt điểm đen tai nạn giao thông giữa tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.
Cây cầu có ý nghĩa phồn thực, trụ tháp là Linga tượng trưng cho dương tín, vòng xuyến là Yoni, tượng trưng cho âm tín, âm-dương kết hợp tạo ra sự phồn vinh và tái sinh của vũ trụ. Đây là những linh vật của nền văn hóa Chăm-pa. Một cây cầu mà nó mang rất nhiều ý nghĩa: giao thông, đặc trưng vùng miền và tính thẩm mỹ cao.
Cầu Tình Yêu
Cầu Tình Yêu ở bờ Đông sông Hàn này được lấy ý tưởng từ những cầu khóa tình yêu nổi tiếng như Pont des Arts (Pháp), Hohenzollern (Đức), Milvio (Italy)… được khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 5 năm 2015. Cầu Tình Yêu có hình vòng cung dài 68m, rộng 6m, hướng về giữa sông Hàn và có nhiều không gian để ngắm vẻ đẹp đôi bờ sông Hàn.
Buổi tối, hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ hình trái tim được thắp sáng, những ánh sáng phản chiếu xuống mặt nước trông rất đẹp. Bên cạnh đó, tượng “Cá chép hóa rồng” khiến cho du khách cảm tưởng như mình đang ở đất nước Singapore xinh đẹp.
“Cá chép hóa rồng” là tượng đá cẩm thạch trắng nặng đến 200 tấn, cao 7,5m (không tính khối đế). Công trình độc đáo này thể hiện hình tượng cá chép mạnh mẽ vươn mình hóa rồng trên sóng nước như truyền thuyết. Đuôi cá còn được cách điệu thành hình ảnh đôi bàn tay mang ý nghĩa hòa bình, thịnh vượng, đoàn kết…